Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh “sai một li, đi một dặm”
Khi soạn thảo hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh người lập hợp đồng và tham gia ký kết cần có sự kỹ lưỡng, tỉ mỉ và chỉn chu nhất định. Ông bà ta có câu “sai một li, đi một dặm” và nó hoàn toàn chính xác khi đặt bút ký kết vào hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh mà không xem xét kỹ.
👉🏻Tải ngay mẫu hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh chuẩn nhất tại đây.
Contents
1// Ý nghĩa của hợp đồng cho thuê mặt bằng?
Với bên thuê: Khi đi thuê mặt bằng kinh doanh có thể gặp rất nhiều rủi ro. Ví dụ như chủ cho thuê không đảm bảo quyền sử dụng mặt bằng, đột ngột đòi lại mặt bằng, tăng giá liên tục không theo thỏa thuận,…Do đó, sự xuất hiện của hợp đồng lúc này giúp đảm bảo quyền lợi cho người thuê.
Với bên cho thuê: Có mặt bằng cho thuê cũng tiềm ẩn rủi ro không ít. Trong đó, thường gặp là người thuê tự ý sửa chữa, thay đổi kết cấu mặt bằng kinh doanh mà không có đồng ý của bên cho thuê, sử dụng mặt bằng phục vụ hoạt động phi pháp, chậm đóng tiền thuê,….Do đó, rất cần một sự ký kết vào hợp đồng để tránh xảy ra những điều này.
2/ Nội dung cơ bản của một hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh
Dù là cho thuê mặt bằng trong trường hợp nào thì để hợp đồng đủ điều kiện pháp lý phải có đầy đủ các thông tin sau đây:
- Thông tin cá nhân chính xác của bên cho thuê và bên thuê mặt bằng. Bao gồm: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số CMND/CCCD/hộ chiếu,….
- Địa chỉ mặt bằng cho thuê
- Diện tích mặt bằng, diện tích sử dụng
- Các trang thiết bị đi kèm (nếu có)
- Giá tiền cho thuê
- Thời gian cho thuê
- Hình thức và thời gian thanh toán (hàng tháng, quý, năm,…)
- Khoản đặt cọc của người thuê mặt bằng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
- Điều khoản chấm dứt hợp đồng
- Cam kết của các bên tham gia hợp đồng
- Phần ký tên và xác nhận, đóng dấu (nếu cần)
3/ Những điều cần đặc biệt lưu ý trong hợp đồng
Mặt bằng cho thuê phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
– Đối với mặt bằng là đất:
- Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
- Đất cho thuê phải còn thời hạn sử dụng đất
- Đất không có tranh chấp
- Đất không bị kê biên
– Đối với mặt bằng ở nhà và các công trình xây dựng:
- Cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
- Nhà đất cho thuê không bị tranh chấp về quyền sử dụng
- Nhà đất cho thuê đó không bị kê biên
4/ Một số trường hợp chấm dứt hợp đồng cho thuê mặt bằng
- Khi hợp đồng đã hết thời hạn cho thuê. Khi soạn thảo nếu nội dung của hợp đồng không ghi rõ thời hạn thuê thì bản hợp đồng này sẽ được chấm dứt sau 90 ngày tính từ ngày bên cho thuê thông báo chấm dứt hợp đồng với bên thuê.
- Trường hợp mặt bằng đang thuê nhận được quyết định thu hồi đất, giải tỏa,….của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khi một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Khi cả 2 bên thỏa thuận ngừng hợp đồng.
- Bên thuê mặt bằng chết hoặc mất tích.
- Mặt bằng cho thuê bị hư hỏng nặng, nguy cơ sụp đổ cao, gây mất an toàn….
Bên trên là chia sẻ của chúng tôi về hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh và lưu ý trước khi ký vào hợp đồng để đảm bảo quyền lợi. Chúc bạn sớm cho thuê được mặt bằng đẹp, buôn bán kinh doanh hiệu quả và nhớ là luôn truy cập vào blognhadat để cập nhật những thông tin pháp lí bất động sản mới nhất nhé!
Thu Hồng