Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

 Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Nền kinh tế ngày càng phát triển, giá đất leo thang kéo theo các vụ tranh chấp đất đai ngày càng nhiều. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn nắm vững cách giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ, thủ tục khởi kiện và hướng hòa giải để các bạn rõ hơn về quy trình này.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ

Có nhiều người thắc mắc về vấn đề đất đã có sổ đỏ tại sao vẫn xảy ra tranh chấp? Tuy nhiên, theo điều 203 Luật đất đai quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ tại điều 100 của luật này. Như vậy, dù đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hồ sơ giấy tờ rõ ràng và đã sử dụng trong thời gian dài vẫn có thể rơi vào quan hệ tranh chấp.

– Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ tại địa phương

Theo luật quy định, sau khi có tranh chấp về đất đai, cơ quan chức năng sẽ khuyến khích các bên tự hòa giải, trao đổi trong hòa bình và thương lượng với nhau về hướng giải quyết tốt nhất tại gia đình và cơ quan chức năng địa phương.

Trường hợp các bên không thể hòa giải, tìm ra phương án giải quyết nhẹ nhàng nhất thì buộc phải gửi đơn kiện lên UBND cấp xã, huyện. Sau khi nộp đơn kiện, trong vòng 45 ngày, UBND sẽ yêu cầu các bên liên quan tới UBND và tiến hành hòa giải, lập biên bản và ký kết giữa các bên tùy theo kết quả của buổi họp.

+ Kết quả 1: Nếu các bên tìm được tiếng nói chung, thống nhất hòa giải, kết thúc vụ tranh chấp đất đai. Hoặc các bên có sự đồng ý về thay đổi nào đó trong việc tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ thì UBND sẽ làm hồ sơ gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường tỉnh để công nhận những thay đổi trên và chỉnh sửa trong hồ sơ.

+ Kết quả 2: Các bên không đồng thuận trong thủ tục hòa giải, hòa giải không thành công thì buộc các bên phải làm đơn khởi kiện lên tòa án để phân xử.

– Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ tại tòa án

+ Nếu không thể hòa hòa giải và buộc phải giải quyết tại toàn án thì các bên xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất buộc phải chuẩn bị hồ sơ khỏi kiện gồm: giấy chứng minh quyền sử dụng đất; biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã có chữ ký của các bên liên quan; sổ hộ khẩu, CMND/CCCD của người khởi kiện; các giấy tờ khác theo yêu cầu của bên tòa án.

+ Nộp đơn kiện trực tiếp hoặc thông qua thư điện tử hay bưu điện đến tại toàn án nhân dân cấp huyện

+ Sau khi thụ lý hồ sơ và giải quyết 

Sau khi thụ lý hồ sơ vụ tranh chấp đất đai có sổ đỏ, toàn sẽ cho thời hạn từ 02 – 04 tháng, để tiến hành bổ sung hồ sơ, hòa giải. Nếu các bên liên quan không chấp nhận hồ giải thì tòa sẽ đưa vụ tranh chấp ra xét xử công khai. 

Nếu sau khi xét xử xong, nếu các bên không đồng ý với kết quả xét xử thì có thể làm đơn kháng cáo bản án tranh chấp đất đai này để tòa tiếp tục xử lý.

Căn cứ vào vấn đề gì để giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ?

Khi tòa xử lý các vụ tranh chấp đất đai có sổ đỏ sẽ dựa vào các chứng cứ quan trọng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu và sử dụng tài sản đất và tài sản liền kề. Tòa án sẽ xem xét lại quá trình cấp sổ đỏ của cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp huyện, tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường…) để xác định quá trình làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng hay không để làm căn cứ xét xử.

Nếu quá trình này có vi phạm pháp luật thì tòa án sẽ hủy giấy chứng nhận được cấp sai đi và thực hiện cấp lại cho đúng quy định pháp luật. Các bên có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và đúng theo pháp luật quy định.

Trên đây là toàn bộ thông tin về giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ. Cùng theo dõi Blognhadat để theo dõi những tin tức mới nhất về thị trường bất động sản Việt Nam nhé!

HoangThuong