7 Lưu ý quan trọng dân trí cần biết trước khi đi làm sổ đỏ
Hiện nay, quá trình làm sổ đỏ của rất nhiều hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp sổ đỏ khi thực hiện khá phức tạp bởi nhiều người dân loay hoay không biết phải bắt đầu từ đâu. Để thuận tiện hơn khi làm sổ đỏ nhà đất, bài viết dưới đây sẽ đưa ra 7 lưu ý quan trọng khi đi làm sổ đỏ mà ai cũng nên biết để tiết kiệm chi phí cũng như không phải bỏ quá nhiều thời gian nhưng không được như ý.
Contents
Thủ tục làm sổ đỏ chỉ làm một lần đầu không có lần hai
Đối với những người đang sử dụng đất có nhu cầu cần được cấp sổ đỏ sẽ trực tiếp đến các cơ quan có thẩm quyền để đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (gọi theo cách thông thường của người dân là thủ tục cấp sổ đỏ).
Theo quy định là thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) chỉ làm một lần đầu mà không có lần 2, 3 là vì:
Về nguyên tắc, sổ đỏ sẽ được cấp theo từng thửa đất, khi được cấp sổ đỏ thì người được sử dụng đất sẽ xác lập quyền sử dụng của mình với thửa đất và các tài sản đi kèm với mảnh đất đó. Nếu chủ đất hiện tại muốn chuyển quyền sử dụng đất của mình cho người khác bằng một trong các hình thức như: Chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế…thì sẽ phải thực hiện theo thủ tục đăng ký sang tên sổ đỏ mà không cần phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp sổ đỏ các lần tiếp.
Chỉ cấp một loại sổ duy nhất
Kể từ ngày 10/12/2009 khi người dân đề nghị cấp sổ đỏ và tài sản liên quan, thì Nhà nước sẽ chỉ cung cấp 1 loại sổ duy nhất. Tên gọi của loại sổ này là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” (Sổ đỏ) Ở trang bìa của cuốn sổ này sẽ là màu đỏ và ở trang thứ 2 của sổ đỏ sẽ có tất cả nội dung thông tin về đất và các tài sản liên quan khác.
Điều kiện để được cấp sổ đỏ đất
Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 01/2017/NĐ-CP trong Luật Đất đai năm 2013 điều kiện được cấp quyền sử dụng đất bao gồm:
Nhóm 1: Có đầy đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Nhóm 2: Không có sổ đỏ (áp dụng cho hộ gia đình và cá nhân).
Nhóm 3: Là các loại đất lấn chiếm, đất giao không đúng thẩm quyền.
Trong 3 nhóm thì đất lấn chiếm, giao đất vi phạm là loại đất khó làm sổ đỏ nhất. Vì đây là đất được sử dụng quá lâu nên gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như làm cấp sổ đỏ về sau. Trong trường hợp các hành vi lấn chiếm, giao đất trước ngày 1/7/2014 mới được xem xét cấp sổ đỏ. Ngược lại các loại đất lấn chiếm, giao không đúng thẩm quyền, vi phạm sau thời gian này sẽ nhanh chóng có quan có thẩm quyền thu hồi đất.
Thủ tục làm sổ đỏ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ cấp Sổ đỏ gồm:
– Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ theo mẫu đã được ban hành
– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP (điều kiện để chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất);
– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP (điều kiện để chứng nhận quyền sử dụng đất);
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Người dân nên chú ý chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trước khi đến các cơ quan để tránh lãng phí thời gian do thiếu sót giấy tờ.
Chi phí làm sổ đỏ có nhiều không?
Khi nhắc đến chi phí để làm sổ đỏ, rất nhiều người thắc mắc vấn đề là làm thủ tục cấp sổ đỏ có tốn nhiều tiền không hay nộp tiền ở những giai đoạn nào?
Ở đây thời điểm nộp tiền là: Ngay sau khi hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ, cơ quan đăng ký đất đai sẽ chuyển thông tin cho cơ quan thuế để xác nhận nghĩa vụ tài chính. Cơ quan thuế sẽ tiến hành thông báo cho Người đề nghị cấp sổ đỏ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo số tiền ghi nhận trên văn bản đó và người nộp thuế phải giữ lại biên lai đã nộp tiền.
Các khoản tiền phải nộp gồm: Lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ, tiền sử dụng đất (nếu có); trong đó, lệ phí trước bạ và lệ phí cấp Sổ đỏ được ấn định trước hoặc có cách tính đơn giản, thống nhất với tất cả các thửa đất, còn tiền sử dụng đất cách tính rất phức tạp.
Nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ
Căn cứ Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP. Nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận được quy định thành 2 cách nộp đơn như sau:
– Nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. và không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Nếu hộ gia định không nộp hồ sơ tại UBND xã, phương, thị trấn nơi có đất thì nộp tại:
– Bộ phận một cửa đối với địa phương đã thành lập bộ phận này theo quy định của UBND cấp tỉnh.
– Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (nếu không có thì nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).
– Địa điểm theo nhu cầu nếu UBND cấp tỉnh có quy chế riêng.
Thời hạn thực hiện thủ tục cấp Sổ đỏ
Trong khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, khoảng thời gian cấp sổ đỏ sẽ được quy định không quá 30 ngày kể từ khi nhận hồ sơ và không quá 40 ngày ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng núi và nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, thời hạn cấp Sổ đỏ sẽ không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà mỗi dân trí nên biết và bỏ túi cho bản thân mình trước khi đi làm sổ đỏ để không bị mất tiền và thời gian một cách oan uổng. Blognhadat hy vọng qua bài viết này sẽ là một trong những thông tin hữu ích mà chúng tôi truyền tải được tới bạn đọc.