Sổ đỏ đất là gì? Sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị hơn

 Sổ đỏ đất là gì? Sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị hơn

Sổ đỏ đất là gì? Sổ đỏ và sổ hồng có đặc điểm gì khác biệt mà không ít người dân nhầm lẫn. Vậy trên thực tế chúng có gì mà lại khiến nhiều người nhầm lẫn như vậy. Cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Các loại đất sẽ được chính quyền cấp sổ đỏ: đất lâm nghiệp, nông nghiệp đất nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất làm nhà ở thuộc nông thôn… Hình thức bao quanh bên ngoài sổ có màu đỏ đậm, được cấp bởi UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cho chủ sở hữu sử dụng.

Những thông tin có trên sổ đỏ đất

Theo Điều 3, Thông tư 23/2014/TT – BTNMT Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và các loại tài sản khác gắn liền với đất, còn gọi chung là Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất. Được áp dụng sử dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng, được gọi là phôi Giấy chứng nhận và trang bổ sung nền trắng. Bên cạnh đó, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm gồm có các nội dung theo quy định như sau:

Trang 1 gồm:

Quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ nổi bật nhất. 

Mục I: Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà và các loại tài sản khác, gắn liền với đất và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số in màu đen. Còn có dấu nổi in trên trang của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trang 1: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mục II: Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trong đó, các thông tin về đất, nhà ở, các công trình xây dựng khác, rừng sản xuất hay rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú. Ngày, tháng, năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận. Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.

Trang 2: Thông tin thửa đất, nhà ở và các loại tài sản đất khác

Trang 3 gồm:

Mục III: Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Mục IV: Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.

Trang 3: Sơ đồ thửa đất nhà ở và tài sản gắn liền với đất

4. Trang 4 của Giấy chứng nhận

Trang 4 in chữ màu đen gồm:

Nội dung tiếp theo của mục IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.

Nội dung lưu ý đối với những người được cấp Giấy chứng nhận, mã vạch.

Trang 4: Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận

5. Trang bổ sung của Giấy chứng nhận

Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm:

Dòng chữ lớn “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”. Số hiệu thửa đất. Số phát hành Giấy chứng nhận. Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.

Mục IV: Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.

Sổ đỏ và sổ hồng có gì khác biệt?

Sổ đỏ đất hay bìa đỏ và ghi chữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Loại giấy tờ này trước tiên là ghi nhận quyền sử dụng đất có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng… khi nào có công trình xây dựng trên đất thì ghi nhận việc xây dựng công trình trên đất có thể là nhà ở.

Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?

Sổ hồng – mẫu do Bộ xây dựng ban hành với nội ghi là ghi nhận Nhà ở và đất ở nên có mẫu là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Phạm vi là ghi nhận sở hữu nhà trước sau đó ghi nhận Quyền sử dụng đất ở, không ghi loại đất khác. Hiện nay, mẫu chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Về chủ sở hữu và chủ sử dụng ghi tên trên Giấy chứng nhận:

Nếu ghi hộ gia đình có nghĩa là toàn bộ thành viên hộ gia đình đó, hộ gia đình có thể có vợ, chồng, con, cháu, chắt…

Nếu ghi tên một người thì phải xác định xem họ có vợ hay chồng không. Nếu có thì là đồng sở hữu của 2 người.

Thẩm quyền cấp sổ hồng và sổ đỏ

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp sổ hồng cho tổ chức. Trường hợp chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp sổ hồng.

Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp sổ hồng cho cá nhân.

Trên đây là toàn bộ nội dung về sổ đỏ đất hay đã giải đáp được những thắc mắc về sổ hồng sổ đỏ được cấp khi nào. Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn hiểu được những quy định hiện hành về vấn đề trên.

Xem thêm:

>>> 7 Lưu ý quan trọng dân trí cần biết trước khi đi làm sổ đỏ

>>> Chi phí làm sổ đỏ là bao nhiêu?

>>> Chi phí tách sổ đỏ được tính thế nào? Ai được miễn phí?

HaiYen